Dạy bé các kĩ năng tự bảo vệ bản thân - KynaForkids
Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển thì các vấn đề phức tạp trong cuộc sống nảy sinh ngày càng lớn. Chính vì thế ai cũng phải trang bị cho mình một kiến thức đủ và chắc chắn để tránh được những rủi ro. Tuy nhiên, với những đứa trẻ còn non nớt thì việc bố mẹ quan tâm tới việc trang bị cho các con kiến thức để phòng tránh rủi ro, tự bảo vệ bản thân còn rất ít.
Với tốc độ mạng internet lan truyền chóng mặt như hiện nay thì hầu hết ai cũng nắm bắt được thông tin một cách nhanh chóng. Có những vụ bắt cóc trẻ em được lan truyền tốc độ siêu nhanh, có những tai nạn thương tâm của trẻ em đến đau lòng, những vụ việc xâm hại tình dục trẻ em... và còn rất nhiều vụ việc liên quan đến trẻ em mà mình chưa liệt kê được ở đây. Vậy khi những sự việc đau lòng trên xảy ra bố mẹ nghĩ thế nào, bố mẹ có những hành động gì để con em mình không bị rơi vào những hoàn cảnh đáng tiếc và đáng thương thế chưa ạ?
Các kĩ năng trẻ tự bảo vệ mình |
Bài viết này thì mình sẽ chia sẽ các cách để con có thể tự bảo vệ được bản thân trước những tình huống nguy hiểm. Bố mẹ cùng đọc để tham khảo nhé.
Phòng tránh xâm hại tình dục
Các vụ án xâm hại tình dục hiện nay rất nhiều. Mỗi khi bản thân đọc những vụ án đó trên báo cảm thấy thật sự rùng mình cho sự trơ trẽn của bọn phạm tội, không những người lạ mà ngay cả những người thân thích trong gia đình. Mình cảm thấy thật sự đau lòng cho trẻ nhỏ, thâm chí có trường hợp 2 đến 3 tuổi các bé cũng bị xâm hại tình dục thì cũng hiểu được sự đồi bại trong nhân cách của những kẻ thú đội lốt người kia.
Phòng tránh xâm hại tình dục |
Vậy làm thế nào để phòng tránh và hạn chế đến mức tối đa xâm hại tình dục cho con em mình bố mẹ cần:
- Dạy con về giáo dục giới tính. Bố mẹ chúng ta có rất nhiều người nghĩ rằng con bé thế thì hiểu được gì hoặc dậy sớm thì khác gì vẽ đường cho hươu chạy. Nghĩ như thế là sai đấy ạ. các bé cần biết tự bảo vệ bản thân mình trước những tình huống xâm hại.
- Dạy con không được ngồi vào lòng người khác giới kể cả ông, chú, bác, anh... đối với các bé gái.
- Dạy con không được cho người khác giới động vào vùng cấm của trẻ: Mông, ngực, vùng tam giác, chỉ cho phép mẹ, bà hoặc cô giáo tắm hoặc thay quần áo cho trẻ. Với các bé trai thì có thể là ông, bà, bố , mẹ được.
- Và điều quan trọng là bố mẹ phải luôn lắng nghe những gì con nói, luôn tìm hiểu những điều bất thường trong lời nói của con. Nên để ý những điều bất thường trong lời nói của con. Nếu bố mẹ không lắng nghe, không tin con thì vô hình bố mẹ đã đẩy con ra xa, con sẽ không chia sẻ bất cứ thứ gì kể cả điều đó làm trẻ khó chịu hay gây nguy hại cho trẻ.
Khi trẻ bị đi lạc
Khi trẻ nhỏ vui chơi, nô đùa ở công viên hay các nơi công cộng thường không chú ý và kèm theo việc bố mẹ chỉ cần một phút lơ đễnh đã không thấy các bé đâu. Để đề phòng tình hướng này thì bố mẹ cần trang bị cho con một số thứ sau để giúp con bình tĩnh khi lạc bố mẹ:
- Thường xuyên dạy trẻ lặp đi lặp lại số điện thoại của bố mẹ và địa chỉ nơi mình đang ở để khi con bị lạc mọi người có thể dễ dàng giúp con gọi điện cho bố mẹ hoặc tìm được địa chỉ nhà.
- Dặn con nếu có không nhìn thấy hoặc không tìm thấy bố mẹ thì con phải đứng yên ở một vị trí như vậy bố mẹ sẽ tìm thấy bé nhanh chóng hơn.
- Nếu gần nơi con đứng có chú công an, bảo vệ hay là các cô chú đáng tin cậy con có thể nhờ họ.
- Và tốt nhất khi đi chơi đến những nơi đông người ba mẹ nên trang bị cho con balo nhỏ trong có giấy ghi thông tin tên, tuổi bố mẹ, số điện thoại, địa chỉ nhà ở phòng trường hợp trẻ hoảng quá quên mất thông tin bố mẹ đã dặn.
Giữ an toàn khi vui chơi
Trẻ nhỏ thường rất nghịch ngợm, nhất là những thứ chúng tò mò, muốn xem nó như thế nào. Không ít các tai nạn thương tâm từ việc trẻ nhỏ chơi một mình và sờ tay vào ổ điện, ấm nước nóng, quạt đang quay...Vô tình nhưng đã để lại hậu quả ít thì bị thương nhẹ, nặng nhất thì ảnh hưởng đến tính mạng. Chính vì thế khi con chơi, nô nghịch bố mẹ cần:
- Chú ý cất hết vật nguy hiểm xa tầm tay trẻ em.
- Đối vơi ổ điện nên mua các nút bịt ổ điện.
- Luôn luôn dạy con những vật dụng nguy hiểm trong nhà: Nói rõ những vật dụng ấy nguy hiểm như thế nào, làm con đau ra sao để con tránh.
Ứng xử với người lạ
Bố mẹ hãy dạy con tránh xa người lạ, không nên nghe theo bất cứ lời dụ dỗ hay nhận bất cứ thứ gì từ người lạ. Khi bố mẹ vắng nhà hay bố mẹ không có mặt ngay tại thời điểm đó tuyệt đối không mở của cho người lạ vào nhà. Bố mẹ phải nói rõ và giải thích rõ ràng để trẻ hiểu được sự nguy hiểm, đề cao cảnh giác để bảo vệ bản thân
Tự vệ cơ bản
Hẳn là ông bố bà mẹ nào cũng không thể giám sát con 24 giờ trong ngày được. Vậy thì bố mẹ phải trang bị cho con một số kĩ thuật tự vệ cơ bản. Nếu bố mẹ biết võ có thể dạy cho con hoặc nhanh nhất là nên cho con theo học lớp võ thuật.
Bố mẹ cũng nên dạy cho con học bơi hoặc cho con tham gia các lớp bơi lội để phòng tránh đuối nước. Đây cũng là một trong những kĩ năng rất quan trọng để đề phòng trường hợp đuối nước xảy ra.
Sơ cứu cơ bản
Bố mẹ hãy dạy con cách để sơ cứu những vết thương nhỏ, dạy con nhận diện những vết thương nguy hiểm và không nguy hiểm. Và điều quan trọng là hãy dặn con nói cho bố mẹ biết ngay khi có vết thương trên cơ thể để bố mẹ có thể biết được chính xác nhất mức độ nghiêm trọng của vết thương.
An toàn khi tham gia giao thông
Mọi người khi đi trên đường thường bắt gặp cảnh những đứa trẻ lao vù ra đường chơi, chạy nhảy nô đùa hay có nhiều em thấy đèn xanh nhưng vẫn băng qua đường. Thật tệ hại nếu chuyện gì đó xảy ra mà chúng ta không thể nào kiểm soát được. Vậy nên bố mẹ hằng hày hãy thủ thỉ, dạy con một số biển báo cơ bản, một số loại đường cơ bản và dạy con cách sang đường như nào cho đúng, cách đi trên đường đúng chiều...như vậy sẽ hạn chế tối đa rủi ro xảy ra với con.
Một số nguyên tắc khi dạy con kĩ năng bảo vệ bản thân
- Bố mẹ luôn luôn lắng nghe, nói chuyện, trao đổi, tạo niềm tin đối với trẻ. Bố mẹ phải tạo niềm tin đối với trẻ thì trẻ sẽ dễ dàng nói ra các vấn đề trẻ gặp phải.
- Khi trẻ sai không nên quát mắng trẻ, thay vào đó bố mẹ nên nhẹ nhàng nói chuyện và giải thích cho con nghe.
- Bố mẹ có thể đóng kịch giả định những tình huống xấu xảy ra và xem trẻ giải quyết như thế nào. Nếu cách giải quyết của con ổn thì bố mẹ đồng tình, khen ngợi. Còn nếu con chưa giải quyết được tình huống nào thì bố mẹ đưa ra hướng giải quyết cho con để con hiểu được việc xử lí tình huống.
- Bố mẹ nên đưa ra cho trẻ những quy tắc được phép và không được phép, an toàn và không an toàn để trẻ thực hiện theo những quy tắc đó.
Kết Luận
Hiện nay mình thấy có một số khóa học, ứng dụng giúp con học được cách phòng tránh những nguy cơ tiềm ẩn thì bố mẹ có thể tham khảo cho con. Vì những khóa học hay ứng dụng này dạy con tất cả những kĩ năng mà con có thể gặp trong cuộc sống.
Link tham khảo thêm ứng dụng giúp bé tự bảo vệ:
Dạy bé các kĩ năng tự bảo vệ bản thân - KynaForkids
Reviewed by nguyenthitrang
on
8/27/2020 11:00:00 CH
Rating:
Không có nhận xét nào: